Trước khi mang thai và 7 điều cần biết

Picture

Trước khi mang thai và 7 điều cần biết

Vợ chồng bạn có dự định có con? Nếu có kế hoạch này, bạnbạn hãy bỏ túi ngay một số điều chuẩn bị trước khi mang thai
Mang thai thực sự là một điều cực kì quan trọng với mỗi gia đình, vi thế việc chuẩn bị mang thai không phải là một điều dễ dàng. Nếu có kế hoạch mang thai, phụ nữ thường có rất nhiều nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn, thuốc men, tập thể dục, quá trình sinh nở và trách nhiệm làm cha mẹ khi có con. Đó là lý do tại sao mà nhiều người rất băn khoăn khi quyết định có con. Tìm hiểu về quá trình mang thai, đi khám sức khỏe, nói chuyện với gia đình và bạn bè… là những hoạt động bạn cần phải chuẩn bị trước khi mang thai.

1. Lên lịch kiểm tra sức khỏe

​Đây là một trong những bước quan trọng để bạn có một kế hoạch mang thai hoàn hảo. Để chuẩn bị cho việc mang thai, trước hết bạn nên bắt đầu đi khám tiền sản. Bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh của bạn, gia đình bạn, các loại thuốc mà bạn đang sử dụng… Ngoài ra, bạn cũng phải ngưng uống một số thuốc làm ảnh hưởng đến việc thụ thai.

Picture

2. Luyện tập tăng cường sức khỏe, chế độ ăn uống hợp lý

​Mặc dù đây là việc nên làm ở bất kỳ độ tuổi và giai đoạn nào nhưng không phải ai cũng có thói quen tập thể dục đều đặn. Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà theo các bác sĩ, hình thể gọn gàng còn góp phần hạn chế nhiều rắc rối khi sinh nở sau này.
Chuẩn bị mang bầu, mẹ cần thay đổi thực đơn hàng ngày từ những món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ sang các thực phẩm tươi, có lợi cho sức khỏe. Mẹ cần bổ sung nhiều hơn lượng protein, sắt, can-xi và acid folic mỗi ngày. Các thực phẩm dồi dào dinh dưỡng này gồm có trái cây, đậu phộng (lạc), rau xanh (đặc biệt là rau lá xanh), ngũ cốc và các sản phẩm ít béo. Song song với đó, mẹ nên giảm các loại thử phẩm có hàm lượng calo thấp, khoai tây chiên, đồ nướng, soda… Không chỉ có mẹ mà bố cũng cần thay đổi theo thực đơn này vì con là kết quả của cả mẹ và bố.

3. Tránh xa rượu và thuốc lá

Không chỉ người phụ nữ mà cả người chồng cũng phải bỏ hoặc tránh hẳn thuốc lá và rượu là điều tốt nhất. Thuốc lá (thuốc lá điện tử)và rượu vì chúng không chỉ có ảnh hưởng xấu lên cơ thể của cả hai, mà cả hai thói quen đều có thể có hại cho đứa bé đang phát triển, cả trước lẫn sau khi sinh.

4. Có bị bệnh mạn tính?

Nếu bạn bị rối loạn về nội tiết như bệnh tiểu đường, Basedow, động kinh và đang chữa trị, bạn nên báo cho bác sĩ biết ý định có con của mình. Bác sĩ có thể thay đổi thuốc để không cản trở việc thụ thai, không ảnh hưởng đến thai nhi

5. Hạn chế ở trong khu vực có nhiều hóa chất độc hại

Tránh tiếp xúc và làm việc trong môi trường bị nhiễm chất phóng xạ hoặc hóa chất, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Ngoài ra, khi sử dụng các sản phẩm tẩy rửa như thuốc trừ sâu, thuốc tẩy, bạn cũng phải hết sức cẩn thận.

6. Bổ sung axít folic

Axít folic rất quan trọng cho cơ thể phụ nữ vì nó giúp giảm nguy cơ dị tất ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bổ sung axít folic mỗi ngày khi có ý định mang thai. Bạn nên uống khoảng 400mcg axít folic/ngày

7. Chuẩn bị về tài chính

Điều quan trọng và thiết thực nhất chính là tài chính. Mang thai và chuẩn bị cho sự ra đời của con, mẹ cần “tẩm bổ” nhiều hơn, mua sắm cho con từ quần áo, xe nôi, sữa, bỉm… Mẹ hãy lên danh sách những thứ cần mua sắm và tiết kiệm tiền để luôn chủ động trong mọi việc

Picture

Xem thêm:

Bình luận về bài viết này

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia